Rớt phỏng vấn visa du học Mỹ – Lý do vì sao

  03/01/2018
 
Dưới đây là một vài bài học cho các bạn tham khảo về lí do rớt phỏng vấn visa du học Mỹ để các bạn có thêm kinh nghiệm và chọn hướng trả lời hợp lý hơn khi phỏng vấn visa du học Mỹ. Hy vọng những điều này giúp ích cho các bạn.
 
Lý do thứ nhất: Mâu thuẩn và sai sót khi điền đơn
 
Hồ sơ du học và các mẫu đơn, mình không biết lại ỷ lại vào người khác, cho nên đã trả lời không đúng với những gì mình đã khai trong mẫu đơn DS160. Ví dụ. Trong DS160 có câu hỏi” Intended Course of Study” các bạn trả lời không đúng với ngành mà mình chọn học thì các bạn đã cho CO thấy là các bạn chưa tìm hiểu kỹ càng về giáo dục Mỹ, và như vậy mục tiêu du học của bạn không phải là thật. Ngoài ra trong DS160 còn có câu hỏi này: “Immediate relative và other relative” Thân nhân trực thuộc và thân nhân không trực thuộc. Khi anh/chị/em của cha mẹ các bạn di dân qua Mỹ họ có khai mẫu I-130 trong đó có thể họ đã khai tên cha mẹ các bạn, thì như vậy bạn có thân nhân không trực thuộc vậy tại sao lại chọn “NO”. Cho dù là bạn có thân nhân du học/du lịch trốn ở lại Mỹ thì vẫn có thể lấy được visa, như trường hợp của rất nhiều bạn. Thậm chí cho dù bạn có hồ sơ bảo lãnh vẫn có thể lấy được visa như trường hợp của Tiên, Duy.
 
Lý do thứ hai: Không tìm hiểu kỹ về trường, về ngành học, về hệ thống giáo dục của Mỹ
 
Không hiểu giáo dục Mỹ là lý do rớt nhiều nhất. Bạn muốn qua Mỹ du học , mà không biết mình tại sao chọn du học ngành này ở Mỹ, các trường bên Mỹ như thế nào, v.v., nói tóm lại không có tìm hiểu kỹ càng và lập ra một kế hoạch học tập cụ thể, chỉ rập khuôn theo những câu trả lời hoa ngữ như: Giáo dục Mỹ là đứng đầu, bằng Mỹ là bằng quốc tế. Rớt thật là vô duyên khi mình đã có bằng cử nhân về quản trị kinh doanh rồi lại xin qua Mỹ học “BUSINESS ADMINISTRATION”. Nói tóm lại không hiểu giáo dục Mỹ là lý do chính rớt phỏng vấn. Tại vì tất cả các lý do phụ khác nó đều nằm trong lý do này. Ví dụ như trường hợp về tài chính
 
Lý do thứ ba: Suy nghĩ sai về  điều kiện tài chính cần thiết cho việc du học
 
Du học Mỹ thì đương nhiên phải có tiền để trả tiền học trong SUỐT THỜI GIAN học ở Mỹ để hoàn thành bằng cấp mà mình muốn lấy, chứ không phải là chỉ đủ tiền trả cho 1 khóa anh văn hay một niên học, như trường ghi trong I-20. Giấy xác nhận tài khoản ngân hàng là để chứng minh cho trường thấy được là bạn có đủ tiền chi trả cho 1 niên học, chứ không phải chứng minh cho viên chức lãnh sự Mỹ thấy được là bạn có bao nhiêu tiền trong ngân hàng. Ngành và trường các bạn chọn học sẽ cho CO thấy được bạn sẽ học ở Mỹ bao lâu, và số tiền tối thiểu mà các bạn sẽ phải chi cho suốt thời gian học ở Mỹ. Muốn biết chi phí học ở một đại học nào đó thì CO Google 5 giây là ra ngay, và từ câu hỏi:” Cha mẹ bạn làm nghề gì? What your parent do? CO sẽ tự tính thu nhập thông thường của nghề nghiệp này khoảng bao nhiêu, và từ đó tự CO họ sẽ tính ra. Nếu bạn phịa quá đáng thì CO không tin và cho rớt. Chỉ cần CO hỏi 1 câu “Gài Bẫy” bạn sẽ trả theo câu hỏi của CO, cho dù là bạn trả lời YES hay NO đều rớt hết.
 
Lý do thứ tư: Rớt vì bị CO gài bẫy
 
Chúng ta thử xem đoạn đối thoại dưới đây CO gài bẫy như thế nào.
CO: Cha mẹ em làm nghề gì?
Me: Thưa CO cha mẹ em kinh doanh và nuôi hải sản
CO: Cha mẹ em có xe ô tô hay không?
Me: Thưa CO có chiếc Toyota camry đời 2015 (hoặc)
Me: Thưa CO không có xe ô tô
CO: Ngoài chiếc ô tô này cha mẹ con xe nào khác không?
Me: Thưa CO có xe tay ga 3 chiếc
CO: Xin lỗi tôi không cấp visa cho em được
Tại sao rớt? Vì kinh doanh hải sản thi phải có xe tải để thu mua hay chở hải sản đi giao cho khách hàng. Mấy chiếc xe tay ga thì 1 lần chở được bao nhiêu. Cho nên rớt vì CO không tin nghề nghiệp của cha mẹ có đủ tiền cho con cái đi du học.
 
Lý do thứ năm: Bảng điểm của bạn phản bội lại bạn
 
Bạn muốn học những ngành về tự nhiên nhưng các môn toán lý hóa của bạn lại quá thấp chẳng hạn. Nếu bạn có một bảng điểm đẹp, điều đó phản ánh phần nào sự ưu tiên vào việc học của bạn. Tuy nhiên bản điểm không cao cũng không có nghĩa bạn không còn cơ hội, điều cần thiết là bạn chứng tỏ bạn nghiêm túc với việc học, bạn tập trung vào các môn bạn ưa thích như thế nào. Ví dụ bạn nói bạn thích công nghệ thông tin, cả năm cấp 3 bạn không học gì ngoài cày máy tính, học lập trình… vẫn rất thuyết phục.
 
Lý do thứ sáu: Phỏng vấn tiếng Anh hay tiếng Việt
 
Cái này ngắn gọn thôi, mình sắp xếp theo thứ tự từ tốt đến bất lợi như thế này: Tiếng Anh lưu loát toàn bộ cuộc phỏng vấn > Chào hỏi tiếng Anh, trả lời lưu loát bằng tiếng Anh khi biết chắc mình hiểu rõ câu hỏi > trả lời lưu loát bằng tiếng Việt toàn bộ cuộc phỏng vấn > ko biết trả lời.
 
Lý do thứ 7: Sự gian dối
 
Trong một lần phỏng vấn mình phải loại bỏ càng nhiều yếu tố rủi ro càng tốt. Và nói dối là một rủi ro và lời nói dối càng dễ bị kiểm tra thì càng rủi ro. Nếu bạn có người thân, hãy khai bạn có người thân. Dĩ nhiên cái nào bạn chắc chắn người ta ko kiểm tra được, thì vô tư đi, chọn câu trả lời có lợi nhất cho mình. Ví dụ bạn có người chú ở bển và chắc chắn qua đó bạn sẽ ở nhà chú rồi đấy, nhưng sự thành thật về chổ ở như vậy là bất lợi và không cần thiết vì chả ai biết được tương lai như thế nào. Hãy chọn câu trả lời có lợi nhất: Em sẽ ở homestay với người bản xứ, e sẽ ở ký túc xá để tiếp xúc với người bản xứ dễ dàng hơn, nhanh hơn… (em sẽ tiêu tiền nhiều ở Mỹ, chứ ko phải qua đó e tiết kiệm đâu ~ kidding)
 
Lý do thứ 8: Sự tự tin – nói rộng ra là thái độ, phong thái
 
Đôi lúc sự thật cho thấy sự tự tin, quyết đoán, và ánh mắt nhiệt huyết của sinh viên là yếu tố duy nhất giúp một bạn vượt qua vòng phỏng vấn visa. Bạn đừng bao giờ xem nhẹ thái độ tự tin của mình, cũng với hồ sơ như thế, không có gì khác nhau nhưng mình từng chứng kiến một người rớt, một người đậu cũng chỉ vì sự tự tin này. Hãy cho thấy bạn là một con người chuyên nghiệp từ trang phục cho đến cách nói chuyện, bạn còn rất cầu tiến, đề cao giá trị của việc học.
Liên quan đến điều này, nhiều lúc bạn sẽ nghe những trường hợp như: người ta ao ước được đi thì lại rớt phỏng vấn, có đứa chả buồn đi, chỉ phỏng vấn cho ba mẹ vui thế mà lại được. Nói như này hơi quá, nhưng nó cũng gợi lên cho bạn một lời khuyên để trở nên tự tin với khuôn mặt sáng bóng, đó là tự nói với bản thân: “Tao đã chuẩn bị kỹ rồi, rớt thì thôi, lần sau phỏng vấn tiếp nhé, ko có gì phải lo”
 
Lý do thứ 9: Thiếu sự chuẩn bị
 
Thiếu giấy tờ, giấy tờ sắp xếp lộn xộn. Có bạn run quá đưa luôn cả sắp hồ sơ mang từ nhà theo cho CO, trong đó có tùm lum thứ, kể cả những thứ không cần thiết. Điều này là một điểm trừ không đáng có. Hãy chuẩn bị mọi giấy tờ theo đúng thứ tự và biết chắc lúc nào cần đưa giấy gì, giấy gì phải đưa và giấy gì chờ hỏi mới đưa, hoặc giấy gì để hờ hờ mồi cho CO hỏi để mình đưa…
Ngoài giấy tờ, bạn phải chuẩn bị một “một bộ phim” cho mình. Bộ phim ở đây tức là tất cả khía cạnh của cuộc sống của bạn, để khi CO hỏi bất kỳ một phân cảnh nào, bạn cũng có thể nói rành mạch kịch bản phân cảnh đó. Một bộ phim thì phải logic, thống nhất từ đầu đến cuối. Các phân cảnh từ trường lớp, gia đình cho đến cuộc sống sở thích cá nhân… đều phải thật khớp với nhau và khớp với khung thời gian. Hãy suy nghĩ các diễn viên trong bộ phim này và mối quan hệ giữa họ, suy nghĩ tất cả các phân cảnh CO có thể hỏi và hãy chuẩn bị kỹ càng.
 
Lý do thứ 10: Chuẩn bị kỹ một cách quá đáng
 
Hãy cho thấy là bạn là một người sống có kế hoạch, có mục đích và bạn biết bạn đang làm cái gì. Nhưng không phải làm quá lố để tạo cảm giác giả tạo. Ví dụ CO hỏi bạn sẽ học gì bên US? Bạn hãy trả lời ngắn gọn bạn muốn học ngành gì, ở trường nào, thành phố nào. Thế là đủ và hãy chờ tín hiệu của CO xem họ còn muốn biết gì thêm ko? Còn nếu với câu hỏi đó, bạn như đi thi trúng tủ, chém luôn 1 loạt: Em học như này như này, sau đó như này, sau đó e về Việt Nam, rồi e làm… Nó cho thấy sự mất bình tĩnh, sự rập khuôn và mất thiện cảm.
 
Lý do thứ 11: Xui
 
Yes, đôi lúc xui thôi. Nên bạn cũng đừng buồn.
 
Nói tóm lại cho dù là rớt vì lý do gì, khi các bạn nhận được giấy từ chối thì có nghĩa là bạn chưa thuyết phục được cho viên chức lãnh sự thấy được mục tiêu qua Mỹ của bạn là THẬT.
 
Vậy phải làm sao để CO tin mục tiêu của mình là thật?
 
  • Chọn đúng NGÀNH HỌC phù hợp với trường hợp của “RIÊNG” mình và cũng phải phù hợp theo nhu cầu cần nhân sự ở Viêt Nam. Một vài ví du chọn sai ngành học như: Cao hơn cử nhân kế toán là MASTER of PROFESSIONAL ACCOUNTING – học xong chương trình này thì có thể thi lấy giấy phép hành nghề kế toán chuyên nghiệp gọi là “Certified Public Accountant” (CPA). Với license CPA, bạn có thể mở công ty hay văn phòng kế toán cho cá nhân hay các công ty kể cả Mỹ và thế giới – NHƯNG nêu học MBA thì bạn chỉ làm quản lý bộ phận kế toán chứ không được phép hành nghề kế toán. Đây là qui định của chính phủ Mỹ, bạn xin visa du học Mỹ thì hãy trình bày mục tiêu và kế hoạch học tập cho người Mỹ hiểu.
  • Chọn đúng TRƯỜNG HỌC phù hợp với trình độ học vấn của mình và thu nhập của cha mẹ, để CO thấy được khả năng học thành tài của mình là khả thi. Cũng ví dụ master of accounting ở trên thì University of Washington – Foster School of Business đứng hạng 2 về master accounting, học phí trọn khóa MS ACCT chỉ khoảng $25,000 USD, nhưng yêu cầu đầu vào rất là khó khăn – ngược lại CWU cũng có đào tạo CPA và học phí khoảng $21000 trọn khóa, nhưng yêu cầu đầu vào thấp hơn, như vậy xác xuất mình được nhận vào học cao hơn – bằng CPA là do tiểu bang Washington cấp thì học ở UW hay CWU có gì khác biệt.
 
Nguồn: Hoctienganhomy
Bình luận
Tin tức mới