Tớ đã có IELTS 8.0 bằng cách như thế nào ...

  29/07/2018

Học IELTS đã khó, lấy được IELTS với sổ “chấm” cao lại càng khó hơn nhiều lần. Vậy mà cậu bạn Trương Gia Huy – học viên của STAIRWAY đã có riêng cho mình 8.0 IELTS. Đây quả thực là một kết quả rất đáng tự hào cho bản thân Huy cũng như cho chất lượng đào tạo hiện nay tại STAIRWAY. Liệu rằng đằng sau kết quả đó Huy đã áp dụng những BÍ QUYẾT, những cách học, những tips như thế nào ? Sau đây, hãy cùng đọc những lời khuyên cực kỳ bổ ích mà nhân vật chính của chúng ta muốn gửi đến cho mọi người:

Chắc mọi người cũng biết được là IELTS là kỳ thi đánh giá khả năng ngôn ngữ của người thi qua 4 phần đó là reading, listening, speaking và writing. Và với nhiều bạn thì có lẽ nó là một trong những kỳ thi “khó nuốt” nhất bởi từ trước đến nay thì việc học tiếng anh tại VN thì chỉ xoay quanh việc học ngữ pháp và từ vựng. Với lý do trên mà nhiều bạn luôn sợ 2 kỹ năng speaking và writing.

Phần lớn quá trình luyện IELTS của mình là tự học và việc mình đến trung tâm là phần lớn để học hỏi kinh nghiệm và được các thầy/cô góp ý về cách ôn luyện cũng như các lỗi nhỏ mà hay xảy ra trong quá trình ôn tập khi thi và trong phòng thi. Vì thế nên với các bạn có ý muốn đạt được band điểm trên 6.5 thì việc các bạn tự học là rất quan trọng.

Về cá nhân mình thì từ khoảng thời gian khá sớm, chắc có lẽ từ lớp 8 thì mình đã có hứng thú với tiếng anh bởi vì lúc trước mình rất thích đọc các tin tức về game, máy tính (lúc nhỏ thì ai chẳng ham game :v ) và cả thèm xem phim, mà khi đó thì nhà mình lại sở hữu một chiếc máy chỉ có thể chơi Pikachu nên do đó mình hay đọc các bài báo và xem các video trên YouTube (phần lớn là tiếng anh) để thõa mãn cơn thèm. Theo thời gian thì mình dần quen với việc tiếp xúc với tiếng anh hằng ngày và không còn cảm thấy việc sử dụng nó là một việc gì đó quá “nhức đầu”.

Lên cấp 3 thì do mình chọn 2 khối thi là A1 và D nên từ sớm mình đã ôn luyện khá kỹ các kiến thức nền tảng để có thể thi đại học vì thế nên về căn bản thì khi vào đại học mình không phải ôn luyện nhiều cho tiếng anh mà phần lớn thời gian là dành cho việc cải thiện vốn từ vựng và phản xạ khi nói.

Theo kinh nghiệm của bản thân khi học tiếng anh hay bất cứ ngôn ngữ nào thì việc đầu tiên là phải tích hợp nó thành một phần của cuộc sống hằng ngày trước và trên hết là phải THÍCH. Chúng ta khó có thể giỏi một thứ gì mà bản thân không có chút hứng thú nào và việc học ngôn ngữ cũng vậy. Các bạn có thể làm quen với tiếng anh thông qua phim ảnh hoặc âm nhạc từ đó làm tăng sự hứng thú cho bản thân, khi đó thì việc học nó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Giai đoạn ôn IELTS

Trong giai đoạn này thì các bạn nên vững trước các kiến thức căn bản rồi hãy bắt đầu bởi vì trong quá trình học mà bị hổng các kiến thức như: các thì và cách sử dụng, mệnh đề quan hệ, câu điều kiện, sự hòa hợp giữa các thì trong 1 câu, câu tường thuật etc. thì các bạn sẽ rất dễ bị “nản” và có thể sẽ theo không kịp các kiến thức được dạy trên trung tâm. Theo mình thì tại trung tâm họ sẽ chỉ dạy cách để bạn nâng cao “tay nghề” tiếng anh của bạn và con đường bạn nên đi vì thế luôn nên vững những thứ căn bản trước.

Lúc này thì bạn nên quen với format của bài thi IELTS và cách điều phối thời gian cho từng phần trong bài cũng như chiến thuật xử lý các câu hỏi trong bài thi. Tất nhiên không thể quên cải thiện vốn từ vựng của bạn trong lúc này. IELTS là một bài thi ngôn ngữ và nếu như bạn chọn bài Academic thì việc biết nhiều từ vựng nhất có thể sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ làm bài của bạn và nâng band điểm bạn có thể đạt được.

 

1. Reading:

Trong bài thi Reading thì có lẽ 2 dạng mà mình ớn nhất có lẽ là matching headings và TF NG (hoặc YN NG) vì 2 loại này không có bí quyết gì nhiều mà phần lớn phụ thuộc vào kỹ năng skim & scan của các bạn vì thế nên mình khuyên là các bạn nên luyện phần này nhiều. Nếu các bạn cải thiện được điểm trong 2 phần này thì mình nghĩ các dạng khác như điền từ hay multiple choices cũng sẽ lên theo.

Phần thi là Reading nên ngoài việc luyện bài tập thì các bạn nên “read” thêm các nguồn tài liệu từ bên ngoài. Cách hành văn trong bài read của IELTS luôn trong khuôn khổ là một bài học thuật nên các ý trong bài sẽ được tổ chức một cách khoa học chứ không như cách mà chúng ta hay viết văn được dạy ở cấp 3 (lan man và dài dòng :v). Vì thế mình nghĩ các bạn nên bắt đầu bằng việc chọn một chủ đề nào đó mà bản thân thích thú và bắt đầu đọc nó. Khởi điểm có thể chỉ là một đoạn ngắn cũng là tốt để bản thân có thể làm quen.

Nói chung ở phần này thì chỉ có LUYỆN THẬT NHIỀU.

2. Listening:

Ở phần Listening thì mình nghĩ cách ôn sẽ giống với Reading khá là nhiều bởi tụi nó là 2 kỹ năng bị động và chỉ có luyện thật nhiều thì mới có thể lên trình. Tất nhiên cũng có một số cách để vượt qua phần Listening một cách trơn tru hơn đó là học cách highlight các ý chính trong câu hỏi của bài và dự đoán trước các khả năng ở đó thì CD sẽ đọc từ gì và loại từ gì phải được điền vào chỗ trống đó. Bằng cách dự đoán thì bạn sẽ chuẩn bị trước được tinh thần trong khi nghe.

Với Listening thì cá nhân mình nghĩ các bạn nên tối ưu hóa Youtube và phim ảnh, sở dĩ mình không cho thêm việc nghe nhạc vào là bởi vì các từ trong bài hát sẽ khiến bạn bị rối bởi chúng được nói nhanh và một phần nào đó phát âm đã bị khác so với thực tế nên mình nghĩ chỉ nên sử dụng âm nhạc để giải trí.

Với phim ảnh, các bạn nên xem phim với phụ đề Eng nhé, nó vừa giúp các bạn theo dõi được câu thoại mà các bạn vừa có thể bắt chước các mẫu câu mà nhân vật vừa nói từ đó áp dụng vào phần thi speak luôn, một công đôi việc! Còn về youtube, có nhiều channel nổi tiếng mà mình hay theo dõi và họ cũng có sub cho các video của họ như: The Ellen Show, Late Night Show With Jimmy Fallon hoặc các kênh vlog du lịch hoặc khoa học… những videos này thì có ưu điểm là phát âm tự nhiên, ngắn, nội dung lại cô đọng nên nó sẽ giúp làm quen với accent của người bản ngữ.

Tất nhiên là việc luyện đề là không thể thiếu!

3. Speaking:

Mình nghĩ đây là nỗi ám ảnh ghê rợn nhất của các bạn khi nghĩ đến IELTS :))), tuy nhiên nó hoàn toàn có thể khắc phục được nhé. Với phát âm và sự trôi chảy khi nói, cá nhân mình khi trước đã từng làm part-time tại một resort và nói chuyện với Tây cũng khá nhiều nhưng việc các bạn nói chuyện nhiều sẽ chỉ cải thiện sự trôi chảy khi nói, còn phát âm là thứ mà bạn nên luyện tập. Nghe thì có vẻ khá là lạ nhưng bạn nên tập phát âm bằng cách mô phỏng y hệt lại câu mà một người đã nói trong phim hoặc video và từ đó tự điều chỉnh bản thân. Cảm xúc của một người khi một người nói sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách họ nhấn âm điệu và nếu như bạn có thể thể hiện được cảm xúc của bản thân khi đang nói thì đó là một điểm cộng cực lớn cho phần thi của bạn. Về phần từ vựng và cách tổ chức bài nói thì bạn nên tham khảo thêm từ các thầy/ cô khi bạn học, họ sẽ chỉ bạn các từ vựng nên được sử dụng cũng như làm sao để không bị “Lạc Trôi” trong chính bài nói của mình.

Có một chút lưu ý khi ôn Speaking đó là các bạn hay bị tập trung quá nhiều vào từ vựng “khủng” mà quên đi việc bản thân nên trình bày idea sao cho examiner hiểu. Dù trong bài bạn có từ vựng “siêu khủng” mà examiner không hiểu bạn đang nói mô tê gì thì cũng chịu. Vì thế nên mình nghĩ hay tập trung nói xoay quanh việc giúp cho examiner hiểu được idea hơn là cố chèn từ vựng vào.

4. Writing:

Chắc đây là skill mà mình danh ít thời gian ôn nhất và điểm cũng bèo nhất nên mình cũng không dám dài dòng :))) Thời gian mình dành cho skill này chắc chỉ tầm 1 tháng trước khi thi. Trong lúc này thì mình chủ yếu soạn outline cách đối phó với từng dạng của từng task và cách phân bổ thời gian trong khi làm. Thêm nữa thì việc tham khảo style viết của Simon-Ielts hay Ngọc Bách cũng giúp mình cải thiện được kỹ năng viết. Đừng để nước tới cổ như mình rồi mới ôn nhé và các bạn cũng nên tìm cho mình một người sửa bài để cải thiện dần skill luôn.

Chú ý là các bạn luôn nên dành thời gian để chuẩn bị dàn ý trước khi bắt tay vào viết, nó có thể là 3-5 phút cho task 1 và 5-7 phút cho task 2. Điều này giúp bạn hệ thống được những gì cần viết và quan trọng nhất là không bị lạc đề.

Nguồn tài liệu tham khảo

Do mình ôn cũng từ lâu nên có nhiều sách khác mà mình không nhớ hết nổi nên mình chỉ list được vài cuốn mà mình nhớ :v

  • Cambridge 9-13
  • IELTS Actual Tests
  • Reading Strategies

Với quyển Cam thì mình để 2 tháng gần thi mới đụng vào vì mỗi cuốn chỉ có 4 đề nên mình làm sớm sợ hết đề thật để giải :v

Một số nguồn mà các bạn có thể tham khảo là app Quora, ứng dụng này là một mxh mà ở đó những người dùng sẽ viết hoặc hỏi các câu hỏi liên quan đến một chủ đề và những người khác sẽ trả lời. Các câu trả lời thường ngắn hoặc dài nhưng theo mình thì chất lượng của các bài viết ở đây khá tốt và ngoài việc học ngôn ngữ bạn cũng có thể trang bị cho bản thân nhiều kiến thức khác.

 

Chốt lại là học tiếng anh hay bất cứ ngôn ngữ nào cũng cần có thời gian tích lũy rất lâu và không thể cứ xong trong 6 tháng hay 1 năm được nên việc bình tĩnh là rất quan trọng. IELTS nhìn chung cũng chỉ là thước đo để đánh giá khả năng ngôn ngữ của bạn mà thôi nên cũng đừng quá căng thẳng về nó thì bạn khi vào thi cũng sẽ thoải mái tinh thần hơn. Mục tiêu của việc học ngôn ngữ luôn là để sử dụng nó nên sau khi thi thì mình cũng thấy những cái mình ôn trong IELTS thực tế rất có ích đặc biệt cho các bạn có định hướng đi làm hoặc học cao hơn. Ở trên là những gì cá nhân mình muốn chia sẻ và cảm nhận sau khi thi nên có gì mọi người góp ý thêm :)))))”

Bình luận
Tin tức mới

Dịch vụ tại STAIRWAY

Từ Khóa Tìm Kiếm

Fanpage

Bạn cần - STAIRWAY có !

  • Cơ sở 1: 52/16 Nguyễn Thành Hãn, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
  • Cơ sở 2: 24 Nguyễn Thành Hãn, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
  • Liên hệ: 090 524 0795
  • Email: tuvan@stairway.edu.vn

Nhận tin từ STAIRWAY

Chỉ 2 giây đăng ký - Không tốn công tìm kiếm ! Những thông tin mới nhất, hấp dẫn nhất từ STAIRWAY sẽ "bay thẳng" đến email của bạn trong tíc tắc!